Kết quả tìm kiếm cho "tiêu chuẩn VietGap"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 759
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chỉ đạo, tinh thần làm việc phải thực hiện theo tinh thần “6 rõ” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải đoàn kết, thống nhất, cùng nhau như một nhà, xây dựng tinh thần chủ động, trách nhiệm, giữ vững kỷ cương, đồng thuận để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngành nông nghiệp An Giang đã tập trung cơ cấu lại theo hướng nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Trong đó, tập trung ứng dụng khoa học - kỹ thuật và khai thác tiềm năng sẵn có để cơ cấu sản xuất. Nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả được triển khai, góp phần giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Tại Kỳ họp thứ 9, 5 đạo luật đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao. Tại Kỳ họp thứ 9, 5 đạo luật đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Sát cánh bên nông dân trong từng mùa vụ, đội ngũ cán bộ khuyến nông của tỉnh là lực lượng nòng cốt, góp phần tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp tỉnh. Những “kỹ sư của đồng ruộng” là nhịp cầu kết nối khoa học - kỹ thuật (KHKT) với nông dân trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh An Giang (mới) với tiềm năng nông nghiệp vượt trội, xứng tầm “vựa lúa” của ĐBSCL và cả nước.
ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu cá tra của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi, ngành hàng này hiện đang đối mặt nhiều khó khăn, như giá cả bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao, cùng những yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa ngư dân - doanh nghiệp được xem là giải pháp mang tính chiến lược để ngành cá tra phát triển bền vững.
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện An Phú đã tập trung chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, công tác này đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống nông dân xứ đầu nguồn.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2021- 2025, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống nông dân, tạo vùng nguyên liệu chất lượng cho xuất khẩu.
Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới với gần 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã đồng hành, góp phần phát triển nông nghiệp An Giang sản xuất bền vững. Đặc biệt, thông qua mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, công ty đã tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả…
Ngày 10/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026 - 2030.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, toàn huyện Chợ Mới có 15/15 xã NTM (12 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn trước và 3 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025); 6 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, Bình Phước Xuân được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu lĩnh vực tổ chức sản xuất năm 2024.